Vi phạm xây dựng có thể ngồi tù

Hiện nay nước ta phát triển cơ sở hạ tầng, khi có hàng trăm dự án xây dựng , từ đó kéo theo những hệ quả nghiệm trọng, có rất nhiều vụ án hình sự khởi tố về vi phạm quy định trong xây dựng, như vụ việc ở hà nội tại nhà 43 cửa bắc, quận bà đình, hà nội. những bên liên quan có thể ngồi tù cao nhất là 10 năm.

Có thể phạt tù đến 10 năm

Đối với quy trình xây dựng ngôi nhà này có hệ thống chịu lực kém và được xây dựng trong thời gian khá lâu, khi thi công số nhà 41 đơn vị thi công đã không có biện pháp đảm bảo an toàn cho công trình xung quanh. Đây chính là nguyên nhân khiến ngôi nhà số 43 bị sập hoàn toàn,  khiến 2 người chết và 4 người bị thường.

Người thi công công trình trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Người vi phạm quy đinh trong lĩnh vực xây dựng gây thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ 10 -100 triệu đồng, có thể bị cải tạo không  giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Đối với trường hợp nghiêm trọng thì từ 3 -10 năm tù.

Khi gây thương tích từ 31 % trở lên là gây thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe, gây ra có 1 người hoặc nhiều người.

Nếu gây ra cho nhiều người mà tổng tỷ lệ thương tật của mỗi người chưa đến 31% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của nhiều người từ 31% trở lên thì cũng coi là gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác. Gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của người khác là trường hợp gây thiệt hại về tài sản cho người khác có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. Hậu quả rất nghiêm trọng là những thiệt hại do tội phạm gây ra rất lớn, lớn hơn so với mức gây hậu quả nghiêm trọng. Trong vụ sập nhà số 43 Cửa Bắc, thiệt hại không chỉ là tài sản mà còn khiến 2 người tử vong, làm bị thương 4 người khác.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Khi cơ quan chức năng xác định nguyên nhân gây sập nhà số 43 thì đơn vị thi công phải chịu hoàn toàn trách nhiệm chính về hậu quả, thiệt hại.

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Bộ luật Dân sự 2005 quy định, khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.

Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Về nguyên tắc, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức, hình thức, phương thức bồi thường…

Theo quy định thì đơn vị thi công ngôi nhà số 41 đã không tuân thủ theo đúng quy định đảm bảo an toàn với nhà liền kề, nếu thấy nhà liền kề có dấu hiệu mống hiệu thì phải tạm dừng thi công, di dời người trong nhà, tài sản thông báo cho chính quyền địa phương… để giải quyết;

Trong trường hợp chủ nhà dù đã được cấp giấy phép xây dựng nhưng trong quá trình triển khai không thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép thì vẫn bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Như vậy , tùy vào từng trường hợp vi phạm xây dựng mà sẽ có những mức phạt khách nhau, người chịu trách nhiệm sẽ bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2016 Công ty tư vấn Luật. Thiết kế Website bởi OCEANLAW.