Những hiểu lầm khi đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài
Trước kia đa phần công ty đều chủ quan, thờ ơ với nhãn hiệu của mình, mà không biết rằng nhãn hiệu chính là nguyên nhân khiển rủi ro và thiệt hại của doanh nghiệp tăng lên gấp đôi. Không đăng ký nhãn hiệu là một trong những sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu. Vậy các doanh nghiệp thường vướng mắc những sai lầm nào đối với nhãn hiệu mình đã sở hữu như thế nào?
Tâm lý khi đăng ký khi nào cũng được
Đối với một số doanh nghiệp nhỏ thì việc đăng ký nhãn hiệu khi nào cũng được. Tuy việc đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng nếu không đăng ký bảo hộ thì nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể mất trắng bất cứ lúc nào. Tiền bạc và cả thời gian đăng ký cho nhãn hiệu đó có thể trở về tay trắng chỉ cần doanh nghiệp khác họ nhanh hơn khi đăng ký nhãn hiệu. Các Công ty đối thủ vừa không mất phí đầu tư ban đầu vừa có được thị trường đã được thiết lập sẵn. Mỗi 1 nhãn hiệu đăng ký thường mất từ 1 đến khoảng 2 năm để đăng ký. Để tránh ảnh hưởng tới việc kinh doanh của mình doanh nghiệp lên chú ý đến việc đó.
Nhãn hiệu không cần thiết phải đăng ký bảo hộ
Doanh nghiệp cho rằng vấn đề đăng ký nhãn hiệu sẽ gây tốn kém và điều đó là không thật cần thiết. Đó lại là sai lầm khi doanh nghiệp đầu tư vào mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ nào đó, có thể dẫn tới tình trạng phá sản. Một doanh nghiệp được nhiều người biết tới thì họ luôn biết cách tự bảo vệ chính mình, nhãn hiệu là tài sản vô giá của các doanh nghiệp. Khi đăng ký nhãn hiệu chính là xác lập quyền sở hữu đối với những nhãn hiệu. Quảng cáo có thể không cần tuy nhiên nhãn hiệu cần phải được đăng ký.
Không quan tâm tới việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc đăng ký nhãn chỉ là thiết lập hồ sơ và chờ đợi kết quả mà không biết quy trình , thủ tục của 1 bộ hồ sơ hoàn thiện ra sao. Họ quên đi rằng những công ty cung cấp các dịch vụ đăng ký nhãn hiệu chi phí hợp lý, sẽ hỗ trợ họ hoàn thành việc đăng ký nhãn hiệu trong thời gian ngắn, cung cấp pháp lý, những tư vấn, xử lý những vi phạm giúp doanh nghiệp.
Đăng ký chỉ trong phạm vi doanh nghiệp đang kinh doanh :
- Có thể xem nhãn hiệu là thương hiệu doanh nghiệp, không nên đăng ký nhãn hiệu kinh doanh trong 1 nghành nghề kinh doanh nhất định.
- Việc bị hạn chế quy mô bảo hộ của nhãn hiệu sẽ gây thiệt hại kinh tế khó lường với các doanh nghiệp và là bước cản với sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Trên đây là những thông tin mà Oceanlaw cung cấp cho bạn, để hiểu hơn về vấn đề này bạn cần tới những lời tư vấn của luật sư Oceanlaw.
Tham khảo thêm:
Ý kiến bạn đọc (0)