Hồ sơ công bố thực phẩm bổ sung

Thực phẩm bổ sung không phải là khái niệm mới đối với nhiều doanh nghiệp. Nhưng, công bố thực phẩm bổ sung là thủ tục bắt buộc của mỗi cá nhân cũng như doanh nghiệp khi đưa sản phẩm này ra thị trường nhằm đảm bảo mục tiêu của nhà nước về quản lý, đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân mà vẫn bảo vệ được sức khỏe của chính người sử dụng.  Trong bài viết sau đây, chúng tôi với đội ngũ nhân viên tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm sẽ cung cấp cho quý khách các thông tin cần thiết về thủ tục hồ sơ Công bố thực phẩm bổ sung để giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng.

1. Thực phẩm bổ sung là gì?

Luật An toàn thực phẩm năm 2010 giải thích trong điều 2 khoản 9 như sau: “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học”. Như vậy, thực phẩm bổ sung là một dạng của thực phẩm chức năng.

Theo Bộ Y tế thì công bố thực phẩm bổ sung là thực phẩm sử dụng để hỗ trợ, bổ sung chức năng của những bộ phận cấu tạo nên cơ thể con người. Thực phẩm bổ sung thường là các loại dinh dưỡng dễ hấp thu nhất hay nhiều chất mà cơ thể không tự tổng hợp được; chúng dễ sử dụng, ngon và tiện dụng.

hồ sơ công bố thực phẩm bổ sung

2. Tổ chức, cá nhân nào cần phải công bố thực phẩm bổ sung?

  • Một vài doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng sản xuất trong nước có đăng ký kinh doanh ở Việt Nam;
  • Đại diện công ty nước ngoài có mang sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

3. Thủ tục công bố thực phẩm bổ sung:

3.1. Thủ tục công bố thực phẩm bổ sung nhập khẩu.

  • Bản công bố hợp quy/ phù hợp quy định An toàn thực phẩm của Bộ Y tế cấp.
  • Thông tin chi tiết về sản phẩm thực phẩm bổ sung muốn công bố.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do ( Free sale) hay Giấy chứng nhận y tế hay tương đương do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật Việt Nam về thực phẩm.
  • Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) – Bảng phân tích thành phần sản phẩm – của nhà sản xuất hay phiếu kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ.
  • Kế hoạch giám sát định kì đối với sản phẩm cần công bố.
  • Nhãn và nội dung nhãn phụ của sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ của thực phẩm bổ sung. Đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập về Việt Nam thì cần mẫu sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hay chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân ( 2 bản sao y chứng thực).
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hay chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân.
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hay ISO 2200 ( Bản chứng thực).
  • Tài liệu chứng minh hay thông tin về tác dụng của thành phần tạo nên sản phẩm bổ sung.

3.1. Thủ tục công bố thực phẩm bổ sung trong nước:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giấy Kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng sản phẩm (Nếu có);
  •  Mẫu sản phẩm (Nếu chưa có kiểm nghiệm sản phẩm);
  • Bản thiết kế nhãn.

Nơi nộp hồ sơ công bố thực phẩm bổ sung.

  • Bộ Y tế – Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Thời gian công bố thực phẩm bổ sung

  • Đối với công bố thực phẩm bổ sung sản xuất trong nước của khách hàng từ 10 – 15 ngày làm việc.
  • Đối với Công bố thực phẩm bổ sung nhập khẩu từ 20-25 ngày làm việc.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về công bố thực phẩm bổ sung. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm. Xin cảm ơn!

Bài viết tham khảo:

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2016 Công ty tư vấn Luật. Thiết kế Website bởi OCEANLAW.