Đã có rất nhiều ý kiến thắc mắc rằng người ngước ngoài muốn sang Việt Nam đầu tư và mở trung tâm tiếng anh có được hay không?
Oceanlaw với đội ngữ luật sư chuyên nghiệp và có kinh nghiệm nhiều năm tư vấn thành lập trung tâm ngoại ngữ sẽ đưa ra những thông tin và cách thức làm thủ tục mở trung tâm tiếng anh, giúp cá nhân người nước ngoài có thể thực hiện dễ dàng.
Căn cứ pháp lý:
- Luật đầu tư năm 2014;
- Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT;
- Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
Các bước để người nước ngoài mở trung tâm tiếng anh tại Việt Nam:
Bước 1: Xin giấy phép đầu tư :
- Bởi là người nước ngoài đầu tư tại Viêt Nam nên cần tiến hành lập dự án và xin cấp chứng nhận đầu tư. có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua những hình thức sau:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế bao gồm thành lập công ty TNHH, công ty Cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty liên doanh;
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
- Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư ;
- CCND, CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; giấy chứng nhận thành đối với nhà đầu tư là tổ chức (bản sao có chứng thực);
- Đề xuất dự án đầu tư: Nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư…;
- Đề xuất dự án đầu tư khi đã triển khai hoạt động: nộp báo cáo tình hình từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, thuyết minh về năng lựa tài chính của nhà đầu tư;
- Hồ sơ được nộp tại: Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Thời gian thực hiện: 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
Bước 2: Đăng kí thành lập trung tâm ngoại ngữ:
- Tờ trình xin trung tâm tiếng anh;
- Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:
- Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
- Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;
- Cơ sở vật chất của trung tâm;
- Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);
- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm;
- Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm;
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ : Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc giám đốc sở giáo dục và đào tạo;
- Thời gian thực hiện: 15 ngày kể từ ngày cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, trường hợp hồ sơ bị từ chối sẽ có văn bản ghi rõ nội dung cụ thể.
Ý kiến bạn đọc (0)