Ý nghĩa khi đăng ký bảo hộ độc quyền hàng hóa

Nhãn hiệu độc quyền là những nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân đã được đăng ký nhãn hiệu và nhận được sự bảo hộ của pháp luật để sử dụng độc quyền trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc trên thế giới.

Ý nghĩa của nhãn hiệu hàng hóa độc quyền

Thứ nhất, Nhãn hiệu hàng hóa sẽ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu xác lập được quyền sở hữu duy nhất đối với nhãn hiệu, giúp cho chủ sở hữu có cơ sở pháp lý đảm bảo cho nhãn hiệu hàng hóa được an toàn như sẽ giảm thiểu được nguy cơ làm nhái, làm giả, sao chép và không bị xâm phạm.

Thứ hai, Hàng hóa độc quyền khi đã được tiến hành bảo hộ sẽ xác lập được quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó và được lưu thông trên thị trường. Văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa sẽ là một trong những bằng chứng tạo sự tin tưởng đối với khách hàng.

Thứ ba, tài sản sở hữu trí tuệ cũng có những đặc điểm giống như các tài sản thông thường khác như hàng tiêu dùng, sinh hoạt… nó cũng có thể làm phát sinh lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu khi được mua bán, trao đổi, nhượng quyền hay chuyển quyền sử dụng .

Để nhãn hiệu của bạn được pháp luật bảo hộ thì phải tiến hành thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nộp tại cơ quan nhãn hiệu. Bởi nhãn hiệu là tài sản vô giá của doanh nghiệp, văn bằng bảo hộ là tấm lá chắn tốt nhất cho doanh nghiệp khi tiến hành bảo hộ.

Ý nghĩa khi đăng ký bảo hộ độc quyền hàng hóa
Quyền lợi của chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Từ những ý trên bạn biết được nhãn hiệu hàng hóa độc quyền là nhãn hiệu mang lại cho chủ sở hữu những quyền lợi đặc thù và đặc biệt. Và cụ thể hơn, khi nhãn hiệu của chủ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu sẽ có các quyền lợi chính như:

  • Được độc quyền sở hữu, sử dụng, khai thác thương mại logo, nhãn hiệu, thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Mỗi một nhãn hiệu được bảo hộ sẽ được độc quyền 10 năm và bạn có thể gia hạn nhiều lần.
  • Được bảo vệ bởi pháp luật Sở hữu trí tuệ, có quyền xử lý vi phạm pháp luật, xâm hại đến nhãn hiệu của bạn
  • Được bồi thường do thiệt hại từ hành vi xâm phạm gây ra, mức bồi thường là linh hoạt và sát với thực tế để đảm bảo lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Được yêu cầu Cục Sở Hữu Trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho các nhãn hiệu trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình.
  • Được ưu tiên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài để được bảo hộ tại nước đó theo quy định của Công ước Paris và Thỏa ước Madrid.
Với thông tin trên chúng tôi cung cấp về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại việt nam và ra nước ngoài, nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này liên hệ trực tiếp đến văn phòng luật Oceanlaw để được chúng tôi tư vấn. theo số 0965 15 13 11

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2016 Công ty tư vấn Luật. Thiết kế Website bởi OCEANLAW.