Đăng ký công bố thực phẩm thường

Nếu như trước đây doanh nghiệp muốn đăng ký công bố thực phẩm thường thì phải sắp xếp nhiều ngày để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục. Tuy nhiên, sau khi chính phủ ban hành nghị định 15/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp có thể tự đăng ký công bố thực phẩm thường một cách nhanh chóng nhất có thể. Nhưng dù thực hiện chính sách mới giúp tối ưu thời gian thì vẫn không ít doanh nghiệp gặp lúng túng trong việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ như thế nào? Hiểu được điều đó, Oceanlaw đem đến những giải pháp hữu ích ở ngay bài viết dưới đây. Cùng theo dõi và tìm hiểu nhé.

1. Công bố thực phẩm là gì? Có bắt buộc không?

Công bố thực phẩm là việc làm cần thiết của các tổ chức, doanh nghiệp để các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước được phép lưu hành trên thị trường toàn quốc. Nói cách khác, công bố thực phẩm chính là công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm với cơ quan nhà nước để thực phẩm được phép lưu hành trên thị trường.

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt nam hoặc là đại diện công ty nước ngoài đưa thực phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam đều bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu thực phẩm chưa được công bố tiêu chuẩn chất lượng sẽ bị phạt 40-50 triệu (đối với cá nhân) và 80 -100 triệu (đối với tổ chức) theo khoản 4- Điều 20 và Khoản 2- Điều 3.

2. Khi nào cần đăng ký công bố chất lượng thực phẩm?

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm, những sản phẩm thực phẩm cần được đăng ký công bố và chờ cơ quan chức năng cấp số trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường bao gồm:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực phẩm dinh dưỡng, dùng cho chế độ ăn đặc biệt, dùng riêng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi
  • Các loại phụ gia thực phẩm có công thức mới, không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ y tế hoặc không có trong danh mục phụ gia được phép sử đụng trong thực phẩm.

Các loại thực phẩm còn lại không nêu ở trên thì làm hồ sơ công bố thực phẩm thường, chúng tôi sẽ hướng dẫn riêng về hồ sơ tự công bố thực phẩm.

3. Quy trình tự công bố sản phẩm thực phẩm tại Oceanlaw

  • Tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng và tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến kiểm nghiệm và công bố thực phẩm thường trong nước hoặc nhập khẩu.
  • Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm và gửi mẫu kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được nhà nước chỉ định.
  • Đối chiếu kết quả đảm bảo đạt theo quy định hiện hành của Bộ Y Tế và Xây dựng hồ sơ tự công bố, hướng dẫn sửa nhãn theo đúng quy định hiện hành và gửi đến doanh nghiệp xác nhận.
  • Tiến hành nộp và theo dõi hồ sơ trong suốt quá trình.
  • Thông báo và hướng dẫn doanh nghiệp cách kiểm tra thông tin khi hồ sơ được đăng tải trên trang thông tin điện tử.
  • Hỗ trợ tư vấn sau tự công bố sản phẩm.

Tạm kết

Như vậy, bài viết trên phần nào đã giúp quý doanh nghiệp hiểu được các vấn đề liên quan đến công bố thực phẩm thường một cách nhanh nhất và đơn giải nhất. Nếu doanh nghiệp còn thắc mắc hay cần tư vấn thông tin liên quan đến công bố thực phẩm thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin:

Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449 

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2021 Công ty tư vấn Luật. Thiết kế Website bởi OCEANLAW.