1. Quyền đăng ký nhãn hiệu quốc tế căn cứ theo đăng ký nhãn hiệu cơ sở ở Việt Nam
a) Người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam có quyền đăng ký nhãn hiệu quốc tế tương ứng dựa theo Thoả ước Madrid;
b) Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam và người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng dựa theo Nghị định thư Madrid.
2. Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam
a) Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế chỉ định nước muốn được đăng ký bảo hộ là thành viên của Thoả ước Madrid và không chỉ định bất cứ nước nào là thành viên Nghị định thư Madrid cần được làm bằng tiếng Pháp.
b) Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế chỉ định ít nhất 1 nước là thành viên Nghị định thư Madrid, đồng thời chỉ định nước là thành viên Thoả ước Madrid cần phải được làm bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp.
c) Người nộp đơn phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo mẫu 06-ĐKQT quy định trong Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo mẫu được Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí. Trong tờ khai cần nêu rõ các nước là thành viên của Thoả ước Madrid (có thể kể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viên của Nghị định thư Madrid mà người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cần phải được làm bằng cách điền chính xác, đầy đủ thông tin vào những mục dành cho người nộp đơn và phải gắn kèm những mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được đăng ký ở Việt Nam.
d) Người nộp đơn cần tính sơ bộ tổng số phí, lệ phí dựa theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn hay có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số phí, lệ phí phải nộp cho Văn phòng quốc tế. Người nộp đơn cần phải thanh toán trực tiếp những khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và cần phải nộp thêm những khoản lệ phí, phí liên quan dựa theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.
e) Người nộp đơn phải bảo đảm những thông tin (đặc biệt về tên và địa chỉ của người nộp đơn, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ) kê khai trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là chính xác, cả về ngôn ngữ, dịch thuật và thống nhất với những thông tin ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở hay đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tương ứng. Người nộp đơn phải có trách nhiệm nộp những khoản lệ phí phát sinh liên quan tới sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu do việc khai báo những thông tin không chính xác hay không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.
f) Mọi thư từ, giao dịch liên quan tới đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu đều được tiến hành thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục SHTT có trách nhiệm thông báo kịp thời những yêu cầu của người nộp đơn cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân thủ theo quy định của điều ước quốc tế có liên quan.
3. Cơ quan nhận đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam
a) Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp tại Văn phòng quốc tế thông qua Cục SHTT. Cục SHTT có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho Văn phòng quốc tế trong thời gian 30 ngày tính từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ căn cứ theo quy định.
b) Ngày Cục SHTT nhận được đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu sẽ được xem là ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc té trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong vòng 2 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của Cục SHTT. Trường hợp đăng ký ông được người nộp đơn hoàn thiện để gửi tới Văn phòng quốc tế trong thời gian nói trên thì ngày nhận được đơn tại Văn phòng quốc tế sẽ được xem là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
Để biết thêm thông tin chi tiết liên quan tới vấn đề đăng ký nhãn hiệu quốc tế, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline của Oceanlaw.
Ý kiến bạn đọc (0)