Kinh doanh nhà hàng, quán ăn,… hiện tại đang là ngành dịch vụ khá phát triển, góp phần lớn cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và nâng cao chất lượng cuộc sống nói riêng. Thế nhưng đây là ngành được đánh giá là khá nhạy cảm vì liên quan trực tiếp tới sức khỏe, an toàn trong ăn uống của con người. Chính vì vậy, để kinh doanh ngành hàng này các doanh nghiệp/hộ kinh doanh phải tiến hành xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc xin giấy chứng nhận mục đích giúp cơ quan nhà nước quản lý việc kinh doanh và đảm bảo an toàn thực phẩm của đơn vị và giúp đơn vị chuẩn hóa về quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa mỗi đơn vị kinh doanh cần luôn đề cao ý thức để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng
1. Khám sức khỏe cho nhân viên trong nhà hàng trước khi xin cấp giấy chứng nhận
– Người trực tiếp tham gia chế biến cần phải khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Hồ sơ khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên nhà hàng
– Đơn đề nghị và bản danh sách những đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm căn cứ vào Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 47/2014
– Giấy tờ chứng minh đã nộp phí căn cứ vào quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
* Thủ tục tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên nhà hàng
– Trong thời gian 10 ngày làm việc, tính từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập kế hoạch kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo tới tổ chức, cá nhân.
– Sau đó Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định.
– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên trong mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành
2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng
* Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm cả:
1) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng;
2) Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh nhà hàng;
3) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP trong nhà hàng gồm có cụ thể như sau:
– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của nhà hàng;
– Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống của nhà hàng;
– Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của nhà hàng.
4) Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm của nhà hàng (theo mẫu);
5) Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của nhân viên nhà hàng;
6) Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ nhà hàng và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở). Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hay Cao đẳng – khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm;
7) Danh sách người tham gia trực tiếp làm việc trong nhà hàng gồm có chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp);
8) Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn của nhà hàng;
9) Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hay mỗi sản phẩm đặc thù của nhà hàng;
10) Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm của nhà hàng ( Theo mẫu);
Hơn nữa đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, thì cần có danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Hãy liên hệ Oceanlaw để được tư vấn thêm.
Ý kiến bạn đọc (0)