Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những giấy tờ bắt buộc khi cá nhân, tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng đủ những điều kiện:
Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm căn cứ theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm năm 2010, Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp luật pháp quy định các cơ sở sản xuất kinh doanh là đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Căn cứ vào quy định trong khoản 1, điều 12, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm thì 4 trường hợp sau không thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Buôn bán thực phẩm nhỏ lẻ;
- Bán hàng rong;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
Đồng thời, theo quy định trong điều 9, thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nằm trong phạm vi quản lý của bộ y tế; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng không cần phải xin
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm gồm có:
- Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ.
- Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.
- Cơ sở bán hàng rong.
- Đơn vị kinh doanh đóng gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt.
- Đơn vị kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Cửa hàng thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đạt GPP có kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
Nên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc một số trường hợp nêu trên đều bắt buộc phải xin Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi thực hiện sản xuất, kinh doan thực phẩm.
Lời kết
Nội dung trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về “Khi nào không phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm“. Nếu quý khách hàng có gặp những vướng mắc thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Hotline 0904 445 449 để nhận được tư vấn từ những luật sư. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !!!.
Ý kiến bạn đọc (0)