Lao động nữ ngày càng chiếm vị thế cao trong các doanh nghiệp, bởi vậy mà trước khi tham gia bạn cần tìm hiểu thật kỹ những quy định hiện hành liên quan đến lao động nữ của pháp luật đối với trường hợp của mình để sớm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan tới lao động nữ để Quý khách hàng tham khảo:
I. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Lao động 2012
- Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ
Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Khoản 2 điều 31 Bộ luật Lao động: “Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động”
=> Lao động nữ phải được bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, thể trạng của mình và được báo trước 3 ngày làm việc khi tạm thời bị chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
Điểm e khoản 1 điều 37 Bộ luật Lao động: “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:…. Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
Người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Khoản 3,4 điều 39 Bộ luật Lao động:
“ 3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
- Nghỉ kết hôn được hưởng nguyên lương
Điểm a khoản 1 điều 116 Bộ luật Lao động:
“Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;”
Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế
Khoản 4 điều 153 Bộ luật Lao động và khoản 1 điều 3 nghị định 85/2015 đưa ra khái niệm người sử dụng kao động có nhiều lao động nữ. Cụ thể:
“Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ là người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Sử dụng từ 10 đến dưới 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 50% trở lên so với tổng số lao động;
- b) Sử dụng từ trên 100 đến dưới 1.000 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm 30% trở lên so với tổng số lao động;
- c) Sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên”.
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
Điều 7 Nghị định 85/2015:
“1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:
- a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;
- b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
3. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:
- a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;
- b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
4. Người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
5. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.”
Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động
Điều 8 Nghị định 85/2015:
Trường hợp có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, lao động nữ mang thai được quyền:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
- Thời hạn báo trước: theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
- Thông báo nộp kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
- Thời hạn báo trước: theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
- Thông báo nộp kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Thời gian tạm hoãn tối thiểu bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Nếu không có sự chỉ định trên, thời gian tạm hoãn sẽ do hai bên tự thỏa thuận.
Bảo đảm môi trường sinh hoạt đầy đủ cho lao động nữ
Khoản 3,4 điều 154 Bộ luật Lao động:
“3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
- Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.”
Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
Điều 155 Bộ luật Lao động:
“1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
- a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.”
Chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ
Điều 157 Bộ luật Lao động:
“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
- Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai
Điều 159 Bộ luật Lao động: “Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Những công việc không được sử dụng lao động nữ
Điều 160 Bộ luật Lao động:
“1. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
- Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước.
- Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.”
Để được tư vấn cụ thể và chi tiết về những quy định của pháp luật đối với những lao động nữ, quý khách hàng hãy liên hệ tới hotline của Oceanlaw để được tư vấn và giải đáp.
Tham khảo thêm:
Ý kiến bạn đọc (0)