Tại sao phải công bố thực phẩm chức năng

Công bố thực phẩm chức năng là quy định bắt buộc khi mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn lưu thông sản phẩm ra bên ngoài thị trường phải thực hiện. Việc làm thủ tục công bố thực phẩm chức năng không phải ai cũng nắm rõ và am hiểu về nó. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Oceanlaw sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về vấn đề này để giúp bạn giải quyết mọi khúc mắc và băn khoăn nhằm mang đến công việc kinh doanh thuận lợi nhất. Cùng tìm hiểu nhé.

1. Công bố thực phẩm chức năng là gì?

Một sản phẩm thực phẩm chức năng được lưu thông ở bên ngoài thị trường chỉ khi đã được cấp phép và số tiếp nhận phiếu công bố thực phẩm chức năng.
Đối với các thực phẩm chức năng có các quy chuẩn kỹ thuật thì phải công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ y tế ( Cục an toàn thực phẩm) trước khi đưa ra thị trường.

2. Tại sao cần công bố thực phẩm chức năng?

Cần công bố thực phẩm chức năng bởi chính vì các tác dụng và chức năng của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới con người. Vậy cho nên các sản phẩm này phải được quản lý chặt chẽ ngay từ các thành phần nguyên liệu, bước sản xuất cho đến giai đoạn kiểm nghiệm, công bố, và lưu thông sản phẩm ra thị trường. 

3. Quy định công bố thực phẩm chức năng

Các đơn vị, tổ chức, cá nhân cần phải nắm rõ các quy định của Nhà nước dưới đây để thực hiện công bố TPCN nhanh và chính xác nhất, nhằm hạn chế các sai sót không nên có. Đồng thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công bố và cả hoạt động kin doanh của doanh nghiệp. Những quy định đó là:

3.1 Đối tượng thực hiện thủ tục

Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến hoặc nhập khẩu chức năng từ nước ngoài về tiêu thụ ở trên thị trường Việt Nam.

3.2 Cơ quan có thẩm quyền

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Cục an toàn thực phẩm  – Bộ y tế chính là cơ quan nhà nước tiếp nhận, thẩm định và quyết định công bố thực phẩm chức năng.

3.3 Cách nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đủ tài liệu theo yêu cầu để công bố, thì các tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ thông qua đường bưu điện hoặc có thể nộp trực tiếp đến Cục an toàn thực phẩm theo quy định một cửa.

Hồ sơ theo yêu cầu tại các văn bản pháp lý sau:

  • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm,
  • Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ công bố hợp quy và 01 bộ hồ sơ pháp lý chung

3.4 Thời hạn thực giải quyết

Theo thông tin nhận được từ Bộ y tế – Cục an toàn thực phẩm, thời hạn giải quyết công bố thực phẩm chức năng kéo dài trong vòng 7 ngày làm việc. 

Trường hợp tài liệu cung cấp bị thiếu hoặc không chính xác thì sẽ kéo dài thêm.

3.5 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Sau khi đã thẩm định và chấp thuận hồ sơ công bố thực phẩm chức năng, thì Bộ y tế sẽ trả lại kết quả lại dưới dạng giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy định hoặc giấy xác nhận bản công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm.

3.6 Trả phí lệ phí

Đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, lệ phí phải trả là 150.000đ/sản phẩm.

liên hệ oceanlaw

4. Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng

4.1 Đối với công bố thực phẩm chức năng trong nước

  • Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (với trường hợp với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật)
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng 
  • Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân
  • Giấy chứng nhận đạt GMP 
  • Hợp đồng gia công sản xuất với đơn vị sản xuất ( kèm chứng nhận GMP)
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương
  • Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
  • Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường.
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng 
  • Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

4.2 Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu

  • Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với trường hợp với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật)
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc chứng nhận y tế (HC) hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm.
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn
  • Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
  • Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm
  • Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt GMP (Thực hành sản xuất tốt)
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương.
  • Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
công bố thực phẩm chức năng 2022

5. Các bước tiến hành công bố thực phẩm chức năng

Đến công bố sản phẩm bổ sung mà doanh nghiệp mình đang sản xuất, kinh doanh, cần thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Gửi hồ sơ đã đầy đủ tài liệu pháp lý theo quy định về Cục An toàn thực phẩm

Bước 2: Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ. Khi đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thì trong vòng 30 ngày Bộ y tế sẽ phải cấp Giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phảm. Nếu trường hợp đã quá 30 ngày không cấp, Bộ y tế cần có văn bản trả lời lý do không cấp giấy phép cho doanh nghiệp.

Bước 3: Trả Giấy tiếp nhận bản công bố cho cơ tổ chức, cá nhân.

6. Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng tại Oceanlaw

Theo quy định của Nhà nước, tất cả các sản phẩm thực phẩm chức năng phải được công bố tiêu chuẩn trước khi đưa ra ngoài thị trường. Việc mỗi cá nhân, tổ chức tự chuẩn bị hồ sơ sẽ gặp không ít những khó khăn. Vì vậy, để đảm bảo cho việc vận hành doanh nghiệp trơn tru, hiệu quả thì bạn có thể liên hệ với Oceanlaw – chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm chức năng. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực, đảm bảo bạn sẽ không cần phải lo lắng các vấn đề phát sinh như khi tự đăng ký. Bạn chỉ cần tập trung cho vấn đề kinh doanh.

Đến với Oceanlaw bạn sẽ nhận được: 

  • Các chuyên gia đầu ngành tư vấn dịch vụ miễn phí
  • Chuyên gia giàu kinh nghiệm thực hiện dịch vụ
  • Thủ tục, xử lý hồ sơ nhanh gọn
  • Bảo mật thông tin khách hàng

Vậy nên, có lý do gì mà không liên hệ Oceanlaw để sử dụng dịch vụ.

Thông tin liên hệ và tư vấn miễn phí:

  • Địa chỉ: Trụ sở chính: Tầng 8, Số 7, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hotline: 0904 445 449 – 024 3795 7779

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2023 Công ty tư vấn Luật. Thiết kế Website bởi OCEANLAW.