Trách nghiệm khi thực hiện công bố chất lượng sản phẩm

Nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Chính phủ đã ban hành nghị định bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải công bố chất lượng thực phẩm trước khi lưu hành bên ngoài thị trường. Vậy làm sao để công bố chất lượng sản phẩm? Lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp khi thực hiện công bố là gì? Thực hiện công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm cần hồ sơ giấy tờ gì? Tất cả sẽ được Oceanlaw giải đáp qua bài viết dưới đây. Đừng bỏ qua nhé.

1. Công bố chất lượng sản phẩm là gì?

Công bố chất lượng thực phẩm là việc mà các doanh nghiệp cần phải làm trước khi đưa sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Nói cách khác, công bố chất lượng sản phẩm chính là việc các doanh nghiệp cần phải làm để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm. Hiện nay thủ tục công bố chất lượng sản phẩm là bắt buộc, nếu không thực hiện sẽ bị xử phạt, chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Để có thể thực hiện công bố chất lượng thực phẩm thành công thì doanh nghiệp sẽ phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Từ việc tìm hiểu thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ, làm việc với cơ quan chức năng nhà nước. Do đó đây là việc làm hết sức phức tạp, và cũng là nỗi ám ảnh của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty mới bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh

2. Trách nghiệm khi thực hiện công bố chất lượng sản phẩm

Mục đích của việc bắt buộc các sản phẩm phải được thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi tiêu thụ trên thị trường giúp bảo về quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng và cơ quản chức năng dễ dàng kiểm soát. Đối với các doanh nghiệp, việc thực hiện công bố không chỉ dùng lại ở trách nhiệm và nó còn tạo ra rất nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh.

Trách nghiệm của doanh nghiệp sau khi công bố chất lượng sản phẩm 

Sau khi thực hiện công bố chất lượng sản phẩm, các tổ chức cá nhân sẽ phải đảm bảo chất lượng của các sản phẩm này ổn định, đúng như những gì đã trình báo lên cơ quan nhà nước. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng của sản phẩm khi có bất cứ sai sót gì xảy đến.

Lợi ích nhận được khi doanh nghiệp thực hiện công bố chất lượng sản phẩm

Việc công bố chất lượng sản phẩm không chỉ để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn. Các sản phẩm khi được công bố sẽ nhận được sự chú ý nhiều hơn, tạo được niềm tin, khách hàng sẽ yên tâm khi lựa chọn và sử dụng.

Hơn nữa đây cũng là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại mà chưa được công bố bởi giữa 2 sản phẩm này thì sản phẩm được công bố với cơ quan nhà nước chắc chắn sẽ đảm bảo hơn. Từ đó doanh số bán hàng ngày càng tăng, lợi nhuận thu về hơn cả mong đợi.

3. Hồ sơ, thủ tục công bố chất lượng thực phẩm chức năng

Hiện nay, thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh với hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh có chịu sự quản lý khắt khe từ các cơ quan có thẩm quyền do ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, bắt buộc thương nhân khi sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này cần thực hiện thủ tục công bố chất lượng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật An toàn thực phẩm 2012;
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm;
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng;
  • Nghị định 47/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.

Hồ sơ công bố gồm:

STT Tài liệu Ghi chú
1 Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm  
2 Bản thông tin chi tiết sản phẩm  
3 Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc chứng nhận y tế hoặc tương đương Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu
4 Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương ( nếu có)  
7 Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định  
9 Kế hoạch giám sát định kỳ  
10 Kế hoạch kiểm soát chất lượng Đối với thực phẩm chức năng sản xuất trong nước
11 Mẫu nhãn sản phẩm/Nội dung nhãn sản phẩm/Nội dung nhãn phụ sản phẩm  
12 Mẫu sản phẩm  
13 Giấy đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng Trường hợp chưa có ngành nghề kinh doanh thực phẩm thì Doanh nghiệp cần bổ sung ngành nghề
14 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Với những đối tượng phải cấp
16 Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố  
17 Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường Đối với thực phẩm chức năng sản xuất trong nước

Kết quả thực hiện: Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Thời gian thực hiện: 30-35 ngày làm việc

Thời hạn Giấy chứng nhận tiêu chuẩn:

  • 05 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;
  • 03 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh không có các chứng chỉ trên.

Tạm kết

Công bố thực phẩm thường hay thực phẩm nhập khẩu là việc bắt buộc phải làm nếu muốn lưu hành tự do sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Thế nên quý doanh nghiệp  hãy tìm hiểu kỹ những thông tin chúng tôi đưa ra ở trên để có thể thực hiện công bố thành công, đưa sản phẩm ra thị trường để bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh sớm nhất, theo đúng kế hoạch.

Ngoài ra, nếu còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Oceanlaw để được tư vấn, và giải đáp mọi thắc mắc ngay hôm nay.

Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2022 Công ty tư vấn Luật. Thiết kế Website bởi OCEANLAW.