Tự công bố an toàn thực phẩm

Nếu như trước đây doanh nghiệp bạn cần phải tự đăng ký công bố sản phẩm chức năng. Thì hiện nay, một số sản phẩm doanh nghiệp có thể tự công bố sản phẩm cho mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng rõ thủ tục tự công bố an toàn thực phẩm cần gì? Trình tự công bố như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu bài viết sau nhé.

Những thực phẩm trong danh sách tự công bố an toàn thực phẩm

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP thì những thực phẩm sau sẽ nằm trong nhóm thực phẩm mà doanh nghiệp có thể tự công bố kết quả sau đó gửi bản công bố đến cơ quan chức năng.

Sau khi công bố thì những thực phẩm này sẽ được lưu thông và kinh doanh trên thị trường theo đúng luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu công ty nào không công bố mà vẫn buôn bán thực phẩm thì sẽ bị xử phạt theo pháp luật nhà nước.

Thực phẩm thường sản xuất trong nước

  • Đối tượng đầu tiên có thể làm thủ tục tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm là những thực phẩm thường sản xuất trong nước.
  • Những thực phẩm này không yêu cầu quá cao và có thể sử dụng cho mọi đối tượng nên doanh nghiệp có thể tự công bố về thành phần cũng như chức năng mà thực phẩm mang lại.

Thực phẩm thường nhập khẩu

  • Hàng nhập khẩu cũng có thể tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm mà không cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, thực  phẩm này phải là thực phẩm thường nhập khẩu. Nghĩa là thực phẩm nhập khẩu này không bắt buộc dành cho những đối tượng đặc biệt.
  • Không phải tất cả những thực phẩm nhập khẩu đều cần đăng ký với cơ quan chức năng. Bởi đối với một số thực phẩm nhập khẩu thường xuyên sử dụng và không khuyến cáo nên dùng cho những đối tượng nào thì doanh nghiệp cũng có thể tự công bố.

Thực phẩm dinh dưỡng, chức năng

  • Nhóm thực phẩm tự công bố tiêu chuẩn nữa là thực phẩm dinh dưỡng. Trong đó, thành phần dinh dưỡng, chất phụ gia và những vấn đề liên quan được công ty nghiên cứu và tự công bố trên thị trường.
  • Thực phẩm dinh dưỡng cũng chứa nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Trong đó, thực phẩm chế biến gói sẵn sẽ được tự công bố.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tự công bố một số sản phẩm thực phẩm đóng gói có sẵn, những vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh hoặc những dụng cụ đựng thực phẩm cũng nằm trong danh sách tự công bố.

Trình tự tự công bố an toàn thực phẩm

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố

  • Chuẩn thông tin về sản phẩm công bố, trong đó cần chú ý các thông tin tên sản phẩm; nhãn sản phẩm; hạn sử dụng; thông tin cảnh báo; quy cách đóng gói…
  • Lập chỉ tiêu công bố và Kiểm nghiệm sản phẩm;
  • Làm nhãn sản phẩm; dịch nhãn, làm nhãn phụ (đối với hàng nhập khẩu);

Bước 2: Nộp hồ sơ tự công bố

Hồ sơ bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  • Nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận có giá trị tương đương.

Nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm 

  • Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân.
  • Đồng thời tổ chức, cá nhân công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản tự công bố đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Như vậy, qua bài viết này bạn phần nào có thể hiểu được trình tự tự công bố thực phẩm là gì và thực hiện như thế nào. Nếu còn khó khăn hay thắc mắc liên quan bạn có thể liên hệ với Oceanlaw để biết thêm thông tin chi tiết nhất nhé.

Thông tin liên hệ: 

Hotline: (024) 3795 7779 hoặc 0904 445 449

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2021 Công ty tư vấn Luật. Thiết kế Website bởi OCEANLAW.