Giấy tờ cần thiết khi công bố hợp quy an toàn thực phẩm

Hoạt động Công bố hợp quy nhằm giúp doanh nghiệp là nhà cung cấp, kinh doanh, sản xuất thực phẩm xin cấp giấy công bố sản phẩm  nhanh chóng và tiện lợi . Hoạt động này là 01 hoạt động mang tính bắt buộc. Bởi thế để giúp quý khách tiết kiệm thời gian và chi phí văn phòng tư vấn luật Oceanlaw sẽ tư vấn cho quý khách về trình tự, hồ sơ thủ tục, thẩm quyền công bố hợp quy an toàn thực phẩm có liên quan trong bài viết dưới đây.

Mô hình kinh doanh (Business Model) là gì?

1. Trình tự công bố hợp quy an toàn thực phẩm

  • Bước 1: Đánh giá hợp quy
  • Bước 2: Đăng kí bản công bố hợp quy

2. Hồ sơ công bố hợp quy an toàn thực phẩm

Sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật:

Đối với công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định, hồ sơ có:

  • Bản công bố hợp quy;
  • Bản thông tin chi tiết sản phẩm;
  • Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp;
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hay ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hay ISO 22000 hay tương đương.

Đối với công bố hợp quy dựa vào kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

  • Bản công bố hợp quy;
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng;
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
  • Kế hoạch giám sát định kỳ;
  • Báo cáo đánh giá hợp quy;
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hay tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hay tương đương.

Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật:

Đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng), hồ sơ bao gồm:

  • Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng;
  • Kế hoạch giám sát định kì;
  • Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước sản xuất và nhãn phụ bằng tiếng Việt;
  • Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hay chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hay ISO 22000 hay tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hay ISO 22000 hay tương đương;

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng), hồ sơ bao gồm:

  • Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng;
  • Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
  • Kế hoạch giám sát định kỳ;
  • Mẫu nhãn sản phẩm;
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hay chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hay ISO 22000 hay tương đương.

3. Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy an toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm:  tiếp nhận hồ sơ đăng ký; cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy (sau đây gọi tắt là Giấy tiếp nhận) đối với: thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, một vài sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; xác nhận bằng văn bản đối với sản phẩm nhập khẩu (trừ thực phẩm chức năng) chỉ nhằm phục vụ sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp, kinh doanh trong siêu thị, khách sạn bốn sao trở lên.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cấp Giấy tiếp nhận, Giấy xác nhận đối với: sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn (trừ thực phẩm chức năng), vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó đóng trên địa bàn.

4. Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận đăng ký công bố hợp quy an toàn thực phẩm

  • Tổ chức tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân.
  • Cấp và cấp lại Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận theo đúng thời hạn.
  • Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận, cơ quan tiếp nhận đăng ký có trách nhiệm thông báo công khai các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận hoặc Giấy xác nhận trên trang thông tin điện tử của mình.
  • Đóng dấu giáp lai vào Bản thông tin chi tiết sản phẩm và đóng dấu vào nhãn sản phẩm để xác nhận một số nội dung ghi nhãn bắt buộc theo quy định của luật pháp.
  • Tổ chức việc quản lý và sử dụng phí, lệ phí cấp Giấy tiếp nhận và Giấy xác nhận theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Trên đây là một số thông tin sơ bộ về Công bố hợp quy an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu chi tiết và được giải đáp thắc mắc hơn về vấn đề này.

Lời kết

Nội dung trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về Giấy tờ cần thiết khi công bố hợp quy an toàn thực phẩm“. Nếu quý khách hàng có gặp những vướng mắc thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Hotline 0904 445 449 để nhận được tư vấn từ những luật sư. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !!!.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2016 Công ty tư vấn Luật. Thiết kế Website bởi OCEANLAW.