Cụm từ “Thực phẩm chức năng” hiện không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Bởi đây là sản phẩm giúp hỗ trợ phục hồi sức khoẻ, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh bởi nó có khả năng phục hồi cho tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, việc lưu hành thực phẩm chức năng cũng đòi hỏi phải được thực hiện một cách khoa học và được cơ quan có nhà nước cấp phép.
Do đó, doanh nghiệp sẽ gặp không ít những vấn đề trong quá trình thực hiện công bố thực phẩm chức năng. Dưới đây, Oceanlaw sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu về Việt Nam. Đừng bỏ qua nếu muốn hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn phát triển bền vững và có tiếng nói trên thị trường nhé.
1. Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu
Để thực hiện công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu thì doanh nghiệp cần hoàn thiện hồ sơ sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng).
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu lý hóa, chỉ tiêu vi sinh và các chỉ tiêu kim loại nặng) – Certificate of Analysis của nhà sản xuất được cấp bởi cơ quan kiểm định độc lập tại nước xuất xứ.
Ghi chú: CA hợp lệ phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025, cung cấp giấy chứng nhận ISO 17025. Trường hợp không có giấy phân tích thành phần này thì phải kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm có chức năng tại Việt Nam.
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân); Mẫu có gắn nhãn (nếu có yêu cầu nộp mẫu để thẩm định).
- Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy chứng nhận sau: GMP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); hoặc giấy chứng nhận tương đương.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) và Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ.
- 03 mẫu sản phẩm.
Lưu ý: Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sữa và các sản phẩm có thành phần sữa là chủ yếu yêu cầu tài liệu như đối với sản phẩm thực phẩm chức năng.
Tham khảo thêm: quy định về công bố thực phẩm chức năng
Nơi tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế
2. Trình tự thực hiện
Bước 1: Gửi hồ sơ đã đầy đủ tài liệu pháp lý theo quy định về Cục An toàn thực phẩm
Bước 2: Cục An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ. Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 30 ngày Bộ y tế phải cấp Giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Nếu quá 30 ngày không cấp, Bộ y tế cần có văn bản trả lời lý do không cấp giấy phép.
Bước 3: Trả Giấy tiếp nhận bản công bố cho cơ tổ chức, cá nhân.
Hiện nay việc đăng ký hồ sơ với cục An toàn thực phẩm đang được đăng ký dưới dạng khai báo điện tử tại địa chỉ: http://congbosanpham.vfa.gov.vn. Toàn bộ các giấy tờ đăng ký hồ sơ được Cục xem xét, trả thông tin dưới dạng văn bản điện tử. Mỗi công ty, tổ chức/ cá nhân sẽ có một tài khoản đăng ký hồ sơ riêng.
Trong tài khoản đó, mọi thông tin cập nhật về hồ sơ, về yêu cầu bổ sung/ đính chính sẽ được Cục gửi trên trang này và vào địa chỉ mail của công ty, tổ chức/ cá nhân đứng ra đăng kí. Việc thay đổi, chỉnh sửa cũng sẽ được sửa trực tiếp trên tài khoản của công ty. Hồ sơ được Cục duyệt cũng sẽ được xuất từ tài khoản này.
Tạm kết
Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu. Nếu có bất kỳ trở ngại nào hay thắc mắc liên quan thì bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho Oceanlaw để nhận được tư vấn và nhận được hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Hotline: (024) 3795 7779/ 0904 445 449
Ý kiến bạn đọc (0)