Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu

Theo như Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, thì tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam hoặc là đơn vị đại diện công ty nước ngoài đưa thực phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam. Thì đều bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Và với thực phẩm chức năng cũng vậy. Doanh nghiệp cần phải thực hiện công bố thực phẩm chức năng. Vậy hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu là gì?

Nếu như các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu thực phẩm chưa được công bố tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ bị phạt 40 đến 50 triệu (đối với cá nhân) và 80 đến 100 triệu (đối với tổ chức) theo Khoản 4 – Điều 20.

1. Hồ sơ công bố hợp quy đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu

=>>> xem thêm: đăng ký công bố thực phẩm thường

Hồ sơ công bố hợp quy đối với thực phẩm chức năng trong nước Hồ sơ công bố hợp quy đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu
Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP; Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03b ban hành kèm theo Nghị định này (có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân); Bản thông tin chi tiết về sản phẩm được quy định tại Mẫu số 03b ban hành kèm theo Nghị định này (có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân);
Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận cấp (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate Of Free Sale) hoặc chứng nhận y tế (Health Certificate) hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc bản sao công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân); Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng- Giấy chứng nhận phân tích thành phần (Certificate Of Analysis –CA), gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự)
Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ; Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu); Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
Báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm thực phẩm đối với sản phẩm mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu); Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu được quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này (có xác nhận của tổ chức, cá nhân); Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).  

Tạm kết

Trên đây là thông tin liên quan đến hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu. Nếu có vướng mắc gì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline (024) 3795 7779/ 0904 445 449 để nhận sự tư vấn và hỗ trợ từ luật sư của Oceanlaw.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2021 Công ty tư vấn Luật. Thiết kế Website bởi OCEANLAW.