Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong TPP

Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong TPP

Sau hơn 5 năm đàm phán với hơn 30 phiên làm việc cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, Hiệp định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức ký kết vào ngày 04/02/2016. Theo đó, Việt Nam sẽ có thay đổi lớn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để phù hợp những cam kết trong TPP. Đặc biệt là các vấn đề về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, bản quyền và thực thi về quyền sở hữu trí tuệ.

Hướng dẫn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong TPP

Hiệp định TPP yêu cầu Việt Nam gia nhập các Điều ước về Luật Nhãn hiệu. Điều ước đòi hỏi cần phải đơn giản hóa thủ tục, xác định quyền đối với nhãn hiệu, nghĩa là thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Hiệp định thương mại xuyên thái bình dương TPP  là 1 hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia nhằm mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Bảo hộ nhãn hiệu trong TPP

Mục đích chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho các hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa những nước thành viên Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất về luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, an toàn lao động…

Một số thông tin quan trọng có trong bảo hộ nhãn hiệu của Hiệp định TPP liên quan tới nhãn hiệu:

  • Hiệp định quy định những quốc gia thành viên phải bảo hộ cả nhãn hiệu âm thanh và nỗ lực để bảo hộ nhãn hiệu về mùi, hiện tại Việt Nam mới có cơ chế bảo hộ nhãn hiệu bằng các dấu hiệu nhìn thấy được, mùi vị và âm thanh chúng ta chưa được cơ chế bảo hộ.
  • Những quốc gia thành viên phải xây dựng hệ thống thông tin điện tử bao gồm dữ dữ liệu trực tuyến có thể truy cập được, hệ thống cơ sở dữ liệu gồm có đơn đăng ký nhãn hiệu và văn bằng bảo hộ.
  • Hiệp định TPP quy định hợp đồng li-xăng nhãn hiệu vẫn có hiệu lực dù không phải đăng ký, việc dùng nhãn hiệu của bên nhận li-xăng cũng được coi là chủ sở hữu nhãn hiệu dùng.
  • Hiệp định TPP có những quy định nếu tên miền (domain name) có gắn đuôi quốc gia mà trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với 1 nhãn hiệu đã được bảo hộ thì quốc gia thành viên cần phải có 1 cơ chế giải quyết tranh chấp dựa theo quy định.
  • Hiệp định TPP yêu cầu những quốc gia này phải có các chế tài đối với việc sử dụng tên quốc gia trong thương mại với mục tiêu làm nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

Hiện tại, Việt Nam đã có các quy định về giải quyết tranh chấp tên miền với quy định ở các văn bản sau:

  • Theo Điều 76 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền Việt Nam “.vn” của Luật Công nghệ thông tin.
    Theo Điều 16. Xử lý các tranh chấp tên miền của Nghị định số 72/2013/NĐ ngày 15/7/2013 của CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng intrernet.
  • Theo Điều 16. Quản lý tên miền “.vn” của quá trình giải quyết tranh chấp của Thông tư số 24/2015/TT-BTTT ngày 18/8/2015 của Bộ

Thông tin và Truyền thông quy định về việc quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2016 Công ty tư vấn Luật. Thiết kế Website bởi OCEANLAW.