Phân biệt thừa phát lại giống và khác công chứng
Tôi có nghe tới từ thừa lại phát nhưng không hiểu ý nghĩa của nó là gì và có người nói với tôi răng vai trò của Thừa lại phát cũng có ý nghĩa như công chứng hợp đồng dân sự về hợp đồng thuê đất, vậy cho tôi hỏi thế có đúng không? Tôi xin cảm ơn.
Luật sư trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, về vấn đề này chúng tôi xin được tư vấn như sau.
Vai trò của thừa phát lại trong việc lập vi bằng là ghi nhận một cách khách quan những gì mình chứng kiến (Điều 26 Nghị định 61/2009/NĐ-CP). Thừa phát lại không có nghĩa vụ phải kiểm tra giấy tờ để xác nhận giao dịch đó có hợp pháp hay không hoặc người ký có đủ thẩm quyền để ký hay không. Đây là điều khác biệt lớn nhất giữa Thừa Phát Lại và Công Chứng Viên.
Khoản 6, Điều 40, Luật công chứng năm 2014 ghi rõ: Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch, nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Giao dịch của doanh nghiệp với bên cho thuê đất có thể phù hợp với quy định của pháp luật hoặc không phù hợp. Bên thừa phát lại chỉ có trách nhiệm ghi nhận một sự thực khách quan là hai bên có thỏa thuận về việc cầm cố tài sản và đó là bằng chứng để xác minh sự tồn tại của giao dịch trước tòa.
Giao dịch này có hợp pháp hay không, thừa phát lại không có nghĩa vụ phải kiểm tra. Còn nếu đưa ra công chứng, công chứng viên phải kiểm tra đầy đủ những giấy tờ để xác minh giao dịch đó có hợp pháp không. Nếu không hợp pháp thì công chứng viên sẽ từ chối công chứng. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất giữa công chứng và thừa phát lại.
Tham khảo thêm bài viết:
Ý kiến bạn đọc (0)