Thủ tục công bố bao bì chứa đựng thực phẩm

Thủ tục công bố bao bì chứa đựng thực phẩm hiện nay có vô vàn mẫu mã, màu sắc được làm từ nhiều chất lượng khác nhau, tạo ấn tượng và sự thu hút cho sản phẩm. Nhu cầu sử dụng bao bì ngày càng lớn cho nên việc thực hiện các thủ tục công bố bao bì chứa đựng sản phẩm trước khi cho sản phẩm lưu thông là hoàn toàn bắt buộc và cũng là trách nhiệm của đơn vị sản xuất hay nhập khẩu sản phẩm này.

Thủ tục công bố bao bì chứa đựng thực phẩm

Thủ tục công bố bao bì chứa đừng sản phẩm

Căn cứ pháp lý thực hiện hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm:

Các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể dễ dàng bắt gặp ngay trong căn nhà bếp của mọi gia đình, từ cái chén, cho đến đôi đũa,…  Việc hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm là rất cần thiết bởi nếu những sản phẩm này không đạt chất lượng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dùng thông qua việc tiếp xúc với thực phẩm trong quá trình chế biến, sử dụng. Ở bài viết này chúng ta điểm qua Căn cứ pháp lý thực hiện hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm sau:

Căn cứ pháp lý thực hiện hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm:

Để tiến hành công bố bao bì thực phẩm, đơn vị bạn có thể tìm hiểu qua các văn bản sau:

  • Luật An Toàn Thực Phẩm số 55/2010/QH12;
  • Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm;
  • Thông tư 19/2012/TT-BYT về Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Thông tư số 34/2011/TT-BYT ngày 30/8/2011 của Bộ Y tế ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm;
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-2:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su;
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-3:2011/BYT về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại;
  • Thông tư số 35/2015/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia VSAT đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
  • QCVN 12-4:2015/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
  • Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Nếu bạn đang tham gia sản xuất, nhập khẩu kinh doanh những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, cần nên tìm hiểu kỹ về những văn bản làm Căn cứ pháp lý thực hiện hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm mà chúng tôi đã liệt kê trên để có thể thực hiện việc công bố chứng nhận hợp quy dễ dàng hơn, và tránh được trường hợp bị xử phạt làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh.

Hồ sơ công bố bao bì chứa đựng sản phẩm bao gồm:

  1. Bản công bố hợ quy định ATTP;
  2. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Tiêu chuẩn cơ sở);
  3. Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực);
  4. Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
  5. Kế hoạch giám sát định kỳ;
  6. Mẫu nhãn sản phẩm;
  7. Mẫu sản phẩm;
  8. Giấy đăng ký kinh doanh có ngành sản suất kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
  9. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân ).

Với những thông tin cơ bản trên mà Oceanlaw vừa cung cấp hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.

Mọi vướng mắc xin vui lòng liên hệ Hotline 0903 481 181 hoặc Email contact@oceanlaw.vn

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2024 Công ty tư vấn Luật. Thiết kế Website bởi OCEANLAW.