Tư vấn đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại 18 Quốc gia là yêu cầu của rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay khi họ đã nhận thấy vai trò của đăng ký nhãn hiệu đối với doanh nghiệp.
1. Giới thiệu năng lực của Công ty
Nếu được lựa chọn là đại diện pháp lý, thay mặt Quý Công ty tiến hành các công việc đăng ký nhãn hiệu tại các nước chỉ định, công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:
- Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại các nước chỉ định trước khi nộp đơn;
- Soạn thảo tất cả các biểu mẫu liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài để Quý Công ty ký;
- Hỗ trợ Quý Công ty thực hiện các thủ tục công chứng/hợp pháp hóa lãnh sự các tài liệu nộp đơn theo qui định của từng quốc gia (nếu có);
- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và thực hiện việc đăng ký tại các quốc gia nộp đơn trực tiếp;
- Theo dõi các Đơn đã nộp và báo cáo định kỳ cho Quý Công ty về tình trạng của Đơn (tương ứng với từng giai đoạn thẩm định Đơn theo qui định của từng quốc gia đăng ký)
- Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của các cơ quan đăng ký (nếu có) trong quá trình theo đuổi đơn;
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại các nước và bàn giao cho Quý Công ty.
- Tư vấn việc sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký tại các nước đã đăng ký.
- Cập nhật ngày hiệu lực của các GCN đăng ký nhãn hiệu vào hệ thống dữ liệu của SB LAW và sẽ nhắc nhở Quý Công ty gia hạn GCN đúng thời hạn.
Đối với 18 quốc gia trên, chúng tôi sẽ tiến hành việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo 2 hình thức nộp đơn trực tiếp tại từng quốc gia và qua hệ thống Madrid.
Ưu điểm của việc nộp đơn thông qua Hệ thống Madrid đó là thông qua một đơn duy nhất người nộp đơn có thể đồng thời tiến hành được việc nộp đơn tại các quốc gia trong Hệ thống Madrid. Đối với Mỹ – nếu nộp đơn qua hình thức trực tiếp, một trong những yêu cầu của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Mỹ là phải cung cấp bằng chứng sử dụng tại Mỹ nhưng nếu nộp qua hình thức Madrid thì người nộp đơn không phải cung cấp bằng chứng.
Hoặc giả sử vào thời điểm hiện tại, Quý Công ty mới chỉ quan tâm, Singapore, Campuchia, Lào, Philippines, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Oman, Hàn Quốc, Bahrain (những quốc gia là thành viên của hệ thống Madrid) nhưng trong tương lai khi Quý Công ty quan tâm tới các quốc gia khác vẫn nằm trong hệ thống thì chỉ cần có yêu cầu chỉ định tiếp vào từng quốc gia tương ứng. Việc nộp đơn qua hệ thống Madrid giúp tiết kiệm chi phí rất lớn so với việc nộp đơn trực tiếp.
2. Để đăng ký nhãn hiệu qua hệ thống Madrid, Quý Công ty cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Bước 2: Đăng ký nhãn hiệu qua hệ thống Madrid chỉ định tại Singapore, Campuchia, Lào, Philippines, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Oman, Hàn Quốc, Bahrain
Bước 3: Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Brunei, Đông Timor, Đài Loan
3. Quy trình đăng ký nhãn hiệu
Tại hầu hết các nước chỉ định, qui trình đăng ký nhãn hiệu đều phải trải qua các giai đoạn (i) thẩm định hình thức Đơn, (ii) thẩm định nội dung đơn (xem nhãn hiệu có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo luật định hay không) và (iii) công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp và (iv) cấp bằng.
4. Tài liệu nộp đơn
Các tài liệu chung cần cung cấp:
- Tên đầy đủ, địa chỉ của chủ đơn
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ đơn
- Mẫu nhãn hiệu đăng ký (bản mềm-đã cung cấp)
- Danh sách sản phẩm/dịch vụ
- Giấy ủy quyền công chứng
Các tài liệu cần chuẩn bị thêm tại các quốc gia
- Singapore: Bản tuyên bố sử dụng
- Myanmar: Giấy tuyên bố quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự, Giấy giới thiệu từ đại sứ quán
- Indonesia: Giấy tuyên bố quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã công chứng
- Malaysia: Giấy tuyên bố quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự
- Philippines: Tuyên bố về tài sản của công ty
- Thái Lan: Giấy ủy quyền công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự.
Để đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài một cách tốt nhất, quý khách hãy liên hệ cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ trọn gói.
Tham khảo thêm bài viết:
Ý kiến bạn đọc (0)