Những vấn đề cần biết khi công bố mỹ phẩm

Đối với các doanh nghiệp cá nhân mới thì những vấn đề cần biết khi công bố mỹ phẩm là gì?

Thông tư số: 06/2011/TT-BYT quy định việc quản lý các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước. Mỹ phẩm nhập khẩu kinh doanh tại  Việt Nam. Bao gồm có:

  • Công bố chất lượng mỹ phẩm;
  • Hồ sơ thông tin sản phẩm;
  • Yêu cầu về an toàn sản phẩm;
  • Ghi nhãn mỹ phẩm;
  • Quảng cáo mỹ phẩm;
  • Xuất khẩu, nhập khẩu mỹ phẩm;
  • Lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng;
  • Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm;
  • Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, nhập khẩu mỹ phẩm và quyền của người dùng.

vấn đề cần biết khi công bố mỹ phẩm

Một số vấn đề cần biết khi công bố chất lượng mỹ phẩm:

Vấn đề liên quan đến mỹ phẩm, trách nhiệm của chủ sở hữu

1.Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hoặc chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với một số bộ phận bên ngoài cơ thể con người.Thí dụ như:

  • Và,
  • Hệ thống lông tóc,
  • Móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài
  • Răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, 
  • Điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hay để cơ thể trong điều kiện tốt.

2. Tên mỹ phẩm là tên được đặt cho 01 sản phẩm mỹ phẩm. Có thể là tên mới tự đặt với thương hiệu hoặc tên của nhà sản xuất. Những ký tự cấu thành tên mỹ phẩm phải là các ký tự có gốc chữ cái Latinh.
3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm mang sản phẩm ra thị trường là tổ chức, cá nhân đứng tên trên hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm. Chịu trách nhiệm về mỹ phẩm đó trên thị trường.
4. Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước là số do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Số tiếp nhận Phiếu công bố có giá trị chứng nhận mỹ phẩm đã được tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm mang sản phẩm ra thị trường. Khai báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền . Nhưng không có giá trị chứng nhận sản phẩm mỹ phẩm đó đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, đáp.
5. Chủ sở hữu mỹ phẩm là tổ chức, cá nhân sở hữu công thức, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Độ ổn định và tính định lượng đối với mỹ phẩm

6. Độ ổn định của sản phẩm mỹ phẩm là khả năng ổn định của sản phẩm khi được bảo quản với điều kiện thích hợp vẫn duy trì được những tính năng ban đầu của nó, nhất là vẫn phải đảm bảo được các yêu cầu về tính an toàn.

7. Định lượng của hàng hoá là lượng mỹ phẩm được thể hiện qua khối lượng tịnh hay thể tích thực theo hệ mét hay cả hệ mét và hệ đo lường Anh.

Vấn đề liên quan đến nhãn và ghi nhãn

8. Nhãn sản phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp lên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên những chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hóa.
9. Ghi nhãn mỹ phẩm là thể hiện thông tin cơ bản, cần thiết về mỹ phẩm lên nhãn để khách hàng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn và sử dụng đúng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho mỹ phẩm của mình và làm căn cứ để những cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
10. Nhãn gốc là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì thương phẩm của mỹ phẩm.
11. Nhãn phụ là nhãn thể hiện một số thông tin bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của mỹ phẩm bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và bổ sung các thông tin bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của Thông tư này mà nhãn gốc của mỹ phẩm còn thiếu.

Vấn đề liên quan tới bao bì

12. Bao bì thương phẩm của sản phẩm mỹ phẩm là bao bì chứa đựng mỹ phẩm và lưu thông cùng với mỹ phẩm. Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm gồm có hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.

  • a) Bao bì trực tiếp là bao bì đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, tạo ra hình khối hay bọc kín theo hình khối của hàng hóa.
  • b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói 1 hay một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp.

13. Lưu thông mỹ phẩm là hoạt động trưng bày, vận chuyển, lưu giữ hàng hoá trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ.
14. Số lô sản xuất mỹ phẩm là ký hiệu bằng số hay bằng chữ, hay kết hợp cả số và chữ để nhận biết lô sản phẩm và cho phép truy xét toàn bộ lai lịch của 01 lô sản phẩm bao gồm tất cả những công đoạn của quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng và phân phối lô sản phẩm đó.

Những vấn đề cần biết liên quan tới ngày sản xuất, hạn sử dụng

15. Ngày sản xuất sản phẩm mỹ phẩm là mốc thời gian hoàn thành sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc các hình thức khác để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của lô sản phẩm.
16. Hạn dùng của mỹ phẩm (hạn sử dụng) là mốc thời gian được ấn định cho 1 lô mỹ phẩm mà sau thời hạn này mỹ phẩm không được phép lưu thông, sử dụng.
17. Sử dụng tốt nhất trước ngày là mốc thời gian mà nhà sản xuất khuyên dùng khi chất lượng sản phẩm đang đạt mức tối ưu.

Những vấn đề liên quan tới xuất xứ, giấy phép, hướng dẫn sử dụng

18. Xuất xứ mỹ phẩm là nước hay vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ mỹ phẩm hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với mỹ phẩm trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất mỹ phẩm đó.
19. CFS – Certificate of Free Sale là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu mỹ phẩm ghi trong CFS để chứng nhận rằng mỹ phẩm đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
20. Hướng dẫn sử dụng là một vài thông tin cần thiết để hướng dẫn cho khách hàng dùng mỹ phẩm an toàn, hợp lý. Hướng dẫn sử dụng có thể  in lên bao bì trực tiếp hoặc theo dạng tài liệu đi kèm theo bao bì thương phẩm của mỹ phẩm theo đó ghi hướng dẫn sử dụng và một số nội dung khác theo quy định.

Những vấn đề liên quan đến quảng cáo mỹ phẩm công bố

21. Quảng cáo mỹ phẩm là tất cả hoạt động giới thiệu, quảng bá mỹ phẩm. Nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, bán, sử dụng mỹ phẩm.
22. Hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm là hội nghị để giới thiệu hay thảo luận chuyên đề với người dùng về một vài vấn đề chuyên sâu liên quan đến mỹ phẩm.
23. Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân. Có nhu cầu quảng cáo về mỹ phẩm do mình sản xuất, phân phối.
24. Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm mỹ phẩm đến người tiêu dùng. Bao gồm:

  • Cơ quan báo chí,
  • Truyền thanh, truyền hình,
  • Nhà xuất bản, tổ chức quản lý mạng thông tin máy tính,
  • Người tổ chức chương trình văn hoá, thể thao, hội chợ, triển lãm và tổ chức,
  • Cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.

25. Hội đồng mỹ phẩm ASEAN là cơ quan đại diện cho những nước thành viên ASEAN để theo dõi. Quyết định và giải quyết các tranh chấp liên quan tới việc thực hiện Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.

Top 10 kem trị mụn hiệu quả tận gốc và ngăn ngừa tái phát

Lời kết

Nội dung trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về Những vấn đề cần biết khi công bố mỹ phẩm“. Nếu quý khách hàng có gặp những vướng mắc thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Hotline 0904 445 449 để nhận được tư vấn từ những luật sư. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !!!.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2022 Công ty tư vấn Luật. Thiết kế Website bởi OCEANLAW.