Những quy định luật pháp về cách đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam đã có từ lâu và trên thế giới, và việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm trên thế giới đã trở thành một trong các quy trình không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của những cá nhân, doanh nghiệp hay công ty. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu vẫn còn là 1 khái niệm mới mẻ và chưa được nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chú trọng cũng như có được nhận thức đúng về đăng ký nhãn hiệu cùng các lợi ích mà đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang lại.
Đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi được nộp trên Cục Sở hữu trí tuệ sẽ được thẩm định về mặt hình thức và nội dung. Việc thẩm định về mặt hình thức là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo yêu cầu về hình thức như việc mô tả mẫu nhãn hiệu, xem xét việc phân nhóm sản phẩm, dịch vụ đã phù hợp với bảng phân loại quốc tế; về đối tượng loại trừ; về quyền nộp đơn…để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không.
Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn. Người nộp đơn làm gì khi Cục Sở hữu trí tuệ thông báo thiếu sót về mặt hình thức trong đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền?
Thông báo thiếu sót hình thức của cục Sở hữu trí tuệ
Thực tiễn cho thấy rằng, lý do phổ biến khiến cho đơn đăng ký nhãn hiệu không hợp lệ về hình thức là việc phân nhóm sai và thiếu sót về hình thức của đơn, cụ thể:
- Đơn bị từ chối do phân nhóm sai: Việc phân nhóm lĩnh vực, hay ngành nghề hoặc sản phẩm/dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tiến hành theo Bảng phân loại Nice IX của Quốc Tế.
- Để việc phân nhóm được chính xác, đối tượng nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu cần xem xét, đối chiếu mặt hàng cần phân loại với những bảng danh mục tóm tắt và bảng danh mục chi tiết hàng hóa/ dịch vụ Ni Xơ.
- Đơn bị từ chối do thiếu sót về hình thức của đơn như tính phí không đúng hoặc thiếu hồ sơ hoàn thiện.
Để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, người nộp đơn cần phải nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính). Vấn đề tính không đúng các loại phí cần nộp cũng chính là nguyên nhân khiến đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối.
Ngoài ra, khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần hoàn thiện hồ sơ đăng ký, hồ sơ đăng ký nhãn độc quyền hiệu bao gồm:
- Giấy ủy quyền;
- Lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
- Sao chụp mẫu nhãn hiệu;
- Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Soạn công văn tiến hành làm nhanh nếu cần thiết;
- Các giấy tờ khác có liên quan.
Có thể thấy, thẩm định về mặt hình thức là việc làm bắt buộc đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, để quá trình thẩm định được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, tránh trường hợp nhãn hiệu bị gián đoạn, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nên tìm đến những đại diện sở hữu trí tuệ để được tư vấn.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà Oceanlaw cung cấp tới cho quý khách hàng quan tâm, để hiểu hơn về vấn đề này, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline của Oceanlaw để được tư vấn.
Lời kết
Nội dung trên đây là những chia sẻ của Oceanlaw về “Xử lý thông báo thiếu sót hình thức từ cục Sở hữu trí tuệ“. Nếu quý khách hàng có gặp những vướng mắc thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Hotline 0904 445 449 để nhận được tư vấn từ những luật sư. Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng !!!.
- Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu liên kết
Ý kiến bạn đọc (0)